Quy định cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Trường hợp người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có những quy định pháp luật nào áp dụng? Quy trình, thủ tục doanh nghiệp như thế nào?… Mọi thông tin sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Liên hệ ngay cho công ty Quang Minh qua sđt 0932 068 886 để được tư vấn chi tiết.

Theo số liệu thống kê năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI của năm đạt 28,5 tỷ USD và có gần 300 doanh nghiệp từ 168 quốc gia đang có kế hoạch đầu tư, mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Mặc dù trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp tách động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước và thế giới, đất nước ta vẫn là điểm đến đầu tư an toàn cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Khái niệm cần biết

Chiếu theo Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 có giải thích một số thuật ngữ liên quan tới người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

  • Người nước ngoài được định nghĩa là các nhân mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài.
  • Tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
  • Nhà đầu tư nước ngoài là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Quy định cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Lưu ý dành cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

  • Đối với từng lĩnh vực đầu tư, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh sẽ có những điều kiện khác nhau về tỷ lệ góp vốn, thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị,…
  • Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm kinh doanh những ngành nghề không được pháp luật cho phép hoạt động tại đất nước, người nước ngoài nên tìm hiểu kỹ về ngành nghề mình sắp đầu tư, kinh doanh để tuân theo quy định pháp luật trong nước và quốc tế.
  • Khi thành lập doanh nghiệp, người nước ngoài phải chứng minh năng lực tài chính thông qua số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm hoặc tài liệu tương đương với số dư không nhỏ hơn số vốn góp vào dự án.
  • Người nước ngoài cần phải chứng minh địa điểm hoạt động kinh doanh hợp pháp bằng cách cung cấp tài liệu thể hiện quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp địa điểm đó như: hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng,…

Thủ tục cho  nhà đầu tư nước ngoài

Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần  phải hoàn thành lần lượt 2 thủ tục sau đây:

  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp

Quy định cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Để thực hiện thủ tục này hồ sơ nộp cho cơ quan chức năng gồm có:

  • Giấy đề nghị được thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư được trình bày kê khai chi tiết, giải trình rõ ràng,…
  • Bảo sao hợp lệ những giấy tờ định danh của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
  • Các tài liệu chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng để đầu tư.

Quy trình thực hiện thủ tục:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện kê khai thông tin dự án đầu tư trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài dautunuocngoai.gov.vn
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tới Ban quản lý dự án hoặc Sở kế hoạch đầu tư nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở.
  • Bước 3: Nhà đầu tư theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại cổng thông tin điện tử. Nhận kết quả xét duyệt hồ sơ (đã được thông qua, cần bổ sung thêm giấy tờ) tại nơi đã nộp hồ sơ trước đó trong vòng 15 ngày.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp

Bộ hồ sơ thực hiện thủ tục gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản dự thảo điều lệ công ty sắp thành lập
  • Danh sách thành viên, cổ đông tham gia thành lập công ty
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ xác minh thân phận, quyền công dân của các thành viên, cổ đông
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp khi hoàn thành thủ tục được đề cập bên trên.

Quy trình thực hiện

Nhà đầu tư thực hiện quy trình tương tự như thành lập doanh nghiệp trong nước

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư địa phương nơi công ty đặt trụ sở. Đợi kết quả xét duyệt hồ sơ trong vòng 5 ngày.
  • Bước 2: Thực hiện kê khai thông tin công ty lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp dangkykinhdoanh.gov.vn
  • Bước 3: Nhà đầu tự thực hiện các thủ tục về thuế và các công đoạn để đưa công ty vào hoạt động.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất để người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Với từng loại hình đầu tư, từng loại hình công ty mà thủ tục cũng như những quy định sẽ khác nhau. Để biết kỹ càng hơn về trường hợp của riêng cá nhân, tổ chức của mình, quý khách hãy liên hệ ngay cho công ty Quang Minh chúng tôi. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng được tư vấn và đồng hành cùng quý khách trong quá trình xây dựng và phát triển công ty