ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU [QUY TRÌNH, THỦ TỤC, PHÍ] 2023 | LHD LAW FIRM

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu của LHD Law Firm – Đại diện số 146 của Cục SHTT, quy trình bao gồm tra cứu đánh giá nhãn hiệu, phân nhóm nhãn hiệu, nộp đơn nhãn hiệu lên cục SHTT, Theo dõi đơn nhãn hiệu và nhận văn bằng nhãn hiệu.

1️⃣ NHÃN HIỆU LÀ GÌ ?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

  • Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Nhãn hiệu có thể là một cái tên như LHD Law Firm, Nike, Trung Nguyen …vv
  • Nhãn hiệu có thể là một logo giống như
  • Nhãn hiệu có thể là một câu Slogan “Luôn luôn lắng nghe, Luôn luôn thấu hiểu” Prudential” …

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU [QUY TRÌNH, THỦ TỤC, PHÍ] 2023 | LHD LAW FIRM

>>> Thủ tục Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2️⃣ QUYỀN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ?

Cá nhân hoặc tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009) cụ thể:

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng chohàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  6. a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  7. b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
  8. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  9. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU [QUY TRÌNH, THỦ TỤC, PHÍ] 2023 | LHD LAW FIRM

>>> Tìm hiểu về Kiểu dáng công nghiệp

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

+ Tờ khai (02 bản); + Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

☑ bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

☑ bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

☑ văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

>>> Dịch vụ Tư vấn đầu tư nước ngoài của Luật Hồng Đức

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THÀNH CÔNG ?

Điều kiện #1: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ dưới dạng:

+ Chữ cái, từ ngữ

+ Hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều

+ Hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc

Đây là những dấu hiệu mà mắt thường con người có thể nhìn thấy được thể hiện bằng các yếu tố trên thì sẽ đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện #2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt mới đủ điều kiện để được bảo hộ

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì mới đủ điều kiện để được bảo hộ:

– Phải được tạo thành từ 1 hoặc 1 số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

– Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

+ Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.

+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

+ Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.

+ Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng.

Nhãn hiệu nếu được phát triển cùng với tên thương mại ⇒ Có thể được gọi là “THƯƠNG HIỆU” của doanh nghiệp

Những điểm cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu

Điểm #1. Bộ ba thống nhất trong nhãn hiệu

Nếu được tốt nhất là tên công ty hoặc tên sản phẩm, tên miền và tên nhãn hiệu phải đồng nhất là một, trường hợp nếu không được thì ít nhất phải có tên công ty, tên sản phẩm và nhãn hiệu phải là một bộ đồng nhất

Ví dụ: FPT là thương hiệu chính các nhãn hiệu xung quanh gồm fpt shop, fpt online, fpt trading …vv và tên miền là fpt.vn, công ty có tên FPT

Điểm #2. Là màu sắc của nhãn hiệu

Thông thường nếu bạn dùng nhãn hiệu màu thì mạnh hơn nhãn hiệu trắng đen nhưng nếu bạn đăng ký nhãn hiệu Trắng Đen thì là không giới hạn màu dùng khi đăng ký, nên chọn thế nào là quyền của Chủ đơn, nhưng để tư duy cách dùng tốt nhất là nên nộp hai đơn (1 đơn đen trắng và 1 đơn màu) trường hợp sau này có thay đổi màu sắc thì cũng không cần thiết đăng ký lại.

Điềm #3. Thiết kế nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu cũng cần tư duy tốt về nhận diện thương hiệu, nếu bạn không giỏi thì nên thuê thiết kế mục đích đảm bảo là nhãn hiệu phải có sự đồng nhất, ít màu sắc (dùng màu nên chỉ 2-3 màu) và bố cục phải hài hoà. Ngoài ra cũng cần phải tuân thủ các điểm không được bảo hộ khi đưa vào thiết kế như: tên quốc gia, thành phố, ký hiệu quốc kỳ, quốc hiệu, hay những ký tự đơn giản, những ngôn ngữ không được phổ biến trên thế giới.

Điểm #4. Quyền ưu tiên khi nộp đơn

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam (Việt Nam áp dụng là nguyên tắc First to File) mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được xem là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Điểm #5. Lựa chọn đại diện sở hữu công nghiệp uy tín

Nên tham khảo nhiều đại diện để quyết định chọn ra một đại diện uy tín và có thương hiệu tốt trên thị trường để uỷ quyền đăng ký, ít nhất đó cũng phải là một Đại diện của Cục SHTT vì họ được phép nhận và theo dõi đơn của khách hàng thay cho khách hàng (nêu lưu ý)

Điểm #6. Đóng phí và theo dõi thời hạn đơn chuẩn xác

Cục sở hữu trí tuệ có quyền từ chối cấp văn bằng nếu chủ đơn không nộp phí đúng hạn hoặc quên không đóng phí gia hạn văn bằng sau 10 năm vì vậy cần phải hết sức chú ý đến vấn đề này khi đăng ký hoặc gia hạn hiệu lực nhãn hiệu.

Cuối cùng là tìm hiểu →

Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

Độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên mọi hình thức

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm từ đối thủ cạnh tranh

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký ngay hôm nay nhé.

Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Giả sử sản phẩm có cùng chức năng, bạn sẽ chuộng sản phẩm có nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa đăng ký? Chắc rằng đa số trong các bạn sẽ trả lời rằng mình sẽ ưu tiên cho sản phẩm đã đăng ký hơn. Đây là tâm lý chung của khách hàng khi mua sắm. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (PHÍ NHÀ NƯỚC)

Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC, Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

☑ Phí nộp đơn cho 01 nhóm đầu tiên với 06 sản phẩm/dịch vụ →  Phí nhà nước 1.000.000 vnđ

☑ Phí nộp đơn cho nhóm tiếp theo với 06 sản phẩm/dịch vụ →  Phí nhà nước 740.000 vnđ

☑ Phí cấp văn bằng cho 01 nhóm với 06 sản phẩm/dịch vụ →  Phí nhà nước 360.000 vnđ

☑ Phí nộp đơn cho sản phẩm / dịch thứ 7 trở đi trong cùng 1 nhóm  →  Phí nhà nước 150.000 vnđ

→ Riêng phí dịch vụ được tính theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (LIÊN HỆ CHÚNG TÔI) nhận báo phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất